Ngày xuất bản: , 6/02/2024 15:13 (UTC +7:00)
Hiến máu là một hành động thể hiện sự nhân văn, thông qua điều này, mọi người có thể góp một chút sức lực nhỏ bé của mình vào việc cứu người. Tuy nhiên, những người đã từng đi “tatoo” thì lại không biết có hình xăm nhỏ có được hiến máu không.
1Có hình xăm nhỏ có được hiến máu không?
Có hình xăm nhỏ hoàn toàn có thể hiến máu được. Tuy nhiên, mọi người cần đợi 6 tháng sau khi xăm hình để hiến máu (điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT).
Xăm hình thực chất là việc sử dụng các đầu kim nhỏ phun màu mực trực tiếp lên bề mặt để vẽ thành những hình ảnh như mong muốn. Điều đó đồng nghĩa với việc người được xăm sẽ phải dùng đến một số loại thuốc kháng sinh, thuốc tê… trong quá trình tạo hình để giảm đau và “ăn mực” hơn trên da.
Chính điều này sẽ khiến cho chất lượng máu bị giảm sút. Vậy nên mọi người cần đợi thời gian khoảng 6 tháng để chất lượng máu được phục hồi, lượng thuốc trong máu tan đi hoàn toàn thì mới có thể hiến máu.
Tuy vậy nếu bạn tìm hiểu cánh tay nhỏ nên xăm hình gì hay các hình mini tại khu vực khác và thực hiện mà không cần hỗ trợ của thuốc tê, thời gian chờ đợi hiến máu có thể nhanh hơn. Cụ thể là khoảng 1 tháng khi đã lành hẳn.
Đặc biệt, nên chọn địa chỉ xăm an toàn như xăm hình mini Hà Nasa để thực hiện để hạn chế viêm nhiễm, đau đớn…
2Quy định khi hiến máu mọi người cần biết
Ở trên, đáp án cho câu hỏi “có hình xăm nhỏ có thể hiến máu được không” đã được giải đáp. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những tiêu chuẩn nhỏ trong nhiều quy định hiến máu. Mọi người cần phải biết thêm các quy định hiến máu khác để đảm bảo có thể thực hiện hiến máu thành công.
1/ Các tiêu chuẩn để có thể hiến máu
Máu của người hiến sẽ được truyền trực tiếp cho các bệnh nhân để điều trị và duy trì sự sống, vậy nên cần đảm bảo rằng nguồn cấp luôn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn để không gây ra phản ứng phụ khi đưa vào cơ thể. Vậy nên, có rất nhiều những quy định đặt ra về đối tượng có đủ khả năng “trao máu” cho cộng đồng.
Để có thể hiến được máu, mọi người đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Người có thể trạng khỏe mạnh và hoàn toàn ở trong trạng thái tự nguyện hiến máu
- Đủ tuổi trưởng thành, từ đủ 18-60 tuổi
- Về cân nặng, nữ cần đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 42kg, nam cần đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 45kg
- Huyết áp ở mức ổn định, lớn hơn 120g/l
- Người hiến máu không bị nhiễm các bệnh lây qua đường máu (HIV, viêm gan B, viêm gan C…)
- Lần hiến máu gần nhất tối thiểu là 12 tuần hoặc hiến thành phần lần gần nhất tối thiểu là 3 tuần
- Phụ nữ đang không phải nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi, không cho con bú và không mang thai
- Người xăm mình và uống thuốc kháng sinh lần gần nhất là 6 tháng trước
- Người dân có nhu cầu hiến máu khi đến các địa điểm hiến máu cần mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, giấy phép lái xe, hộ chiếu…
Trên đây là các quy định về đối tượng có đủ khả năng hiến máu, cứu người. Mọi người phải đáp ứng đầu đủ các chỉ tiêu này, chỉ cần thiếu một yếu tố cũng sẽ không thể nào hiến được máu.
2/ Những đối tượng không thể hiến máu
Bên cạnh những quy định về đối tượng có thể hiến máu, cũng có những người sẽ không được cho máu bệnh nhân khi gặp một trong những trường hợp sau:
- Người vừa uống đồ uống có cồn như rượu, bia…
- Người sử dụng các sản phẩm có chất kích thích như thuốc lá, ma túy, cần sa, thuốc lá điện tử…
- Người có bệnh mãn tính liên quan đến tim mạch, hô hấp, huyết áp, thần kinh, nội tiết, tâm thần…
- Người bị nhiễm các bệnh lây truyền qua máu như HIV, viêm gan C, B…
- Người sử dụng thuốc kháng sinh
- Người có huyết tương đục
- Người phát sinh quan hệ với nhiều người và quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn
- Đàn ông phát sinh tình dục với những người cùng giới.
- Huyết áp trên 180/100 hoặc dưới 95/50.
- Từng phẫu thuật thay van tim, có tiền sử đau tim hoặc đau thắt ngực.
- Từng sử dụng thuốc tiêm qua tĩnh mạch không theo kê đơn.
- Người đang mang thai.
- Người mắc bệnh tình dục.
3/ Đối tượng nào cần trì hoãn hiến máu?
Thông tư 25/2013/TT-BYT quy định rõ những đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong vòng 12 tháng kể từ khi:
- Phục hồi sau can thiệp ngoại khoa.
- Khỏi hoàn toàn bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não.
- Kết thúc phác đồ tiêm phòng dại, truyền máu, chế phẩm từ máu và chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu.
- Chấm dứt thai kỳ hoặc sinh con.
Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 6 tháng kể từ khi:
- Xăm trổ ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Xăm mình có hiến máu được không phụ thuộc vào thời gian thực hiện thủ thuật này.
- Bấm lỗ tai, bấm mũi, rốn hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
- Phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể từ người có nguy cơ/nhiễm bệnh lây qua đường máu
- Khỏi hoàn toàn bệnh nhiễm trùng máu, thương hàn, rắn cắn, viêm tụy, viêm tủy xương, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch.
Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 4 tuần kể từ khi:
- Khỏi hoàn toàn bệnh viêm đường tiết niệu, viêm dạ dày ruột, viêm phế quản, viêm phổi, viêm da nhiễm trùng, sốt xuất huyết, quai bị, ho gà, tả, kiết lỵ, rubella.
- Hoàn thành việc tiêm phòng rubella, tả, sởi, quai bị, thương hàn, thủy đậu, lao.
- Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 7 ngày kể từ khi:
- Khỏi hoàn toàn bệnh cảm lạnh, dị ứng mũi họng, các loại cúm, viêm họng, đau nửa đầu nguyên phát.
- Tiêm một số loại vắc xin.
3Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc về câu hỏi có hình xăm nhỏ có hiến máu được không. Tuy có thể hiến máu được nhưng mọi người vẫn nên đọc thêm các quy định khác để đảm bảo việc “trao máu” được diễn ra an toàn và thành công. Tìm kiếm các mẫu nhỏ hình xăm mini để thể hiện phong cách và cá tính.